Tổng kết 10 thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” trên địa bàn huyện Bảo Thắng
Bảo Thắng là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.219,3 ha, dân số trên 111 nghìn người với 17 dân tộc sinh sống ở 189 thôn, tổ dân phố thuộc 14 xã, thị trấn. Hiện nay toàn huyện có hơn 30 nghìn trẻ em, trong đó có gần 13 nghìn trẻ em dưới 6 tuổi, hơn 2 nghìn trẻ em sống trong hộ nghèo, 472 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn
huyện Bảo Thắng luôn được Đảng bộ, chính quyền thường xuyên lãnh, chỉ
đạo các cấp, các ngành triển khai sâu sát, cụ thể,
quan tâm đầu tư về về cơ sở vật chất và chăm sóc về mọi mặt cho trẻ em. Đồng
thời, cùng với việc huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện hiệu quả các mục
tiêu ưu tiên vì trẻ em như: Tổ chức các hoạt động cho trẻ em trong những dịp
lễ, tết; tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho học sinh có thành tích cao trong
học tập, hỗ trợ nhiều trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn... nhằm tạo môi trường thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui
chơi giải trí. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
của Trung ương cũng như chính sách riêng của tỉnh, của huyện đã được triển khai
thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhằm đảm bảo các quyền của trẻ em. Công tác phòng,
chống xâm hại, bạo lực trẻ em được đặc biệt chú trọng tạo môi trường an toàn,
lành mạnh cho trẻ em.
Ngay sau khi Chỉ thị 20/CT-TW, ngày 05/11/2012, Huyện ủy đã chỉ
đạo UBND huyện ban hành văn bản triển khai Chỉ thị tới các cơ quan, đơn vị,
UBND các xã, thị trấn; đồng thời việc triển khai Chỉ thị được lồng ghép trong
việc ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của huyện. HĐND huyện đã ban hành Nghị
quyết về thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm
vụ về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. MTTQ và các đoàn thể huyện đã xây dựng
các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể trong công tác chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ trẻ em. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm huyện lồng
ghép các chỉ tiêu về trẻ em đảm bảo sự phát triển bền vững, coi đây là một
trong những mục tiêu quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Công
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em được tăng cường với
nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo “Hội đồng
phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật” lồng ghép xây dựng kế hoạch tuyên truyền
đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền về bảo vệ trẻ em được
thực hiện thường xuyên phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và
hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn, cụm loa truyền thanh của các thôn,
tổ dân phố, trong các buổi sinh hoạt tại cộng đồng dân cư. Nội dung tuyên
truyền tập trung vào những nội dung phòng ngừa ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc
lột trẻ em, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, tảo hôn, sử dụng văn hóa phẩm
độc hại, các biện pháp phòng ngừa những nguy cơ đe dọa đến sự phát triển của
trẻ em. Việc tuyên truyền còn được lồng ghép với các hội nghị, các hoạt động
sinh hoạt đoàn thể, Diễn đàn về quyền trẻ em, nói chuyện chuyên đề trong các
trường học với các nội dung về bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn c ảnh
đặc biệt nói riêng. Trẻ em được tìm hiểu Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật
Trẻ em năm 2016; Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2016-2020, Tuyên
truyền hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em”, hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng cho
trẻ em được đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong huyện biết về trách nhiệm của
mỗi công dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời tuyên
truyền về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 111 (Tổng đài điện thoại quốc gia
bảo vệ trẻ em) và s ố điện thoại 18001136 (đường dây tư vấn của Trung tâm Công
tác xã hội tỉnh) để mọi trẻ em, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí
khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại
trẻ em. Thường xuyên thông tin rộng rãi về các số điện thoại nóng tố giác tội
phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thuận lợi cho người dân
trong việc cung cấp thông tin phản ánh, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em. Từ năm
2012 đến năm 2021 đã phát gần 300 tin, bài về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
và hơn 120 chương trình pháp luật tuyên truyền Chỉ thị 20-CT/TW trên sóng phát
thanh truyền hình. Cấp huyện tổ chức tuyên truyền Chỉ thị 20-CT/TW trong hội
nghị tuyên truyền pháp luật cho đại biểu là báo cáo viên pháp luật của các cơ
quan, đơn vị với hơn 12.000 lượt người tham dự. Ngoài ra, tổ chức 90 buổi tuyên
truyền công tác bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng
chống mua bán người lồng ghép phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em cho gần 30
nghìn lượt người tham gia tại các xã, thị trấn, xã triển khai mô hình bình đẳng
giới. Tổ chức 41 lớp tập huấn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho 6.500 lượt người tham gia,
đồng thời tổ chức 569 buổi tư vấn về tảo hôn, hôn nhân c ận huyết thống cho
4.030 lượt người. Cấp xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền lồng ghép về Chỉ thị
20-CT/TW với các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở, hội nghị tuyên vận... 14/14
xã, thị trấn đã tổ chức 80 hội nghị tuyên truyền với hơn 12.000 người tham dự,
193/193 thôn, tổ dân phố (tới hết năm 2021 còn 189 thôn, tổ dân phố) tổ
chức tuyên truyền lồng ghép với các cuộc họp thôn thu hút hơn 250 nghìn lượt
người tham gia.
Thực hiện chương trình
công tác Đội Thiếu niên tiền phong tại các trường học trên địa bàn huyện, Hội
đồng Đội huyện đã chỉ đạo các Liên đội trường học triển khai, tổ chức được gần
600 buổi sinh hoạt chuyên đề dưới nhiều hình thức như nói chuyện chuyên đề, các
hoạt động như “hội thi kể chuyện sách thiếu nhi”, “Nhà sử học nhỏ tuổi”, xây
dựng quỹ “Kế hoạch nhỏ”, đặc biệt triển khai chương trình “Rèn luyện đội viên”
và “thiếu nhi vui, khỏe - tiến bước lên đoàn”, thu hút hơn 30 nghìn lượt thiếu
niên, nhi đồng hưởng ứng tham gia mỗi năm; hàng năm Hội đồng đội huyện tổ chức
02 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đội trường học cho đội ngũ giáo viên T ổng
phụ trách và tập huấn công tác Đoàn - Đội trên địa bàn dân cư, góp phần nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn - Đội cho thiếu
nhi. Phối hợp với Nhà thiếu nhi (nay sát nhập vào Trung tâm Văn hóa, thể thao -
truyền thông huyện) mở các lớp năng khiếu hè và các khóa tập huấn kỹ năng phòng
chống đuối nước, tai nạn thương tích cho thiếu nhi. Từ năm 2013-2018, Nhà thiếu
nhi huyện đã phối hợp mở 78 lớp năng khiếu (bơi, đá bóng, cầu lông, c ờ vua,
nhạc, vẽ...) cho thiếu nhi trong dịp nghỉ hè và tổ chức 6 Hội thi hè... đã trao
các phần thưởng nhất, nhì, ba, khuyến khích và một số phần thưởng khác, tổng
trị giá trên 150 triệu đồng. Hàng năm Ban chỉ đạo các hoạt động hè triển khai
tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi. Qua đó giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng
thực hành xã hội, giúp các em có thêm kỹ năng, hiểu biết về cuộc sống, có s ự chia
sẻ, hỗ trợ thiết thực với bạn bè và cộng đồng, các em có kỹ năng tự bảo vệ
mình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội, đặc
biệt giáo dục ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông, phòng chống đuối nước
và bạo lực học đường cho thiếu nhi...
Chú trọng việc triển khai
xây dựng và duy trì hoạt động của 01 mô hình "Gia đình không có bạo
lực", 01 mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, 06 mô hình "xây
dựng gia đình hạnh phúc", 04 mô hình" Nói không với tảo hôn, hôn nhân
c ận huyết thống"; 03 Câu lạc bộ "Phòng chống buôn bán người",
07 Câu lạc bộ Kế hoạch hóa gia đình không sinh con thứ 3, giảm thiểu tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh, 24 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình tại
các xã, thị trấn.
Cùng với việc chăm sóc,
nuôi dưỡng, dạy dỗ, bảo vệ con em của mỗi gia đình, huyện luôn dành sự quan tâm
ưu ái đặc biệt đối với trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB). Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và
thân thiện nói riêng cho mọi trẻ em. Đến nay, 98% trẻ em có HCĐB và có nguy cơ
rơi vào HCĐB được trợ giúp, chăm sóc để có cơ hội phát triển công bằng, bình
đẳng so với các nhóm trẻ em khác; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em bị
tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trợ giúp bằng các
hình thức khác nhau. Công tác xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em được
triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đã duy trì và xây dựng được
14/14 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em, tiếp tục duy
trì và xây dựng 223 ngôi nhà, 77 trường học và 223 cộng đồng đạt tiêu chuẩn an
toàn về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Quyền tham gia của trẻ em vào
các vấn đề về trẻ em thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Với vai trò
nòng cốt, ngành Lao động - TB&XH đã tích cực phối hợp với các ngành liên
quan tổ chức tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích. Thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, công tác truyền thông về Chỉ thị 20-CT/TW được
chú trọng. Các tổ chức đoàn thể cũng đã tích cực phát động các phong trào: Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng gia đình hạnh phúc; giáo dục
trẻ em không làm trái pháp luật...
Công tác phối hợp liên
ngành thực hiện quyền trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh
và đại dịch Covid-19. Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị
trấn đẩy mạnh triển khai các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm an
toàn, phòng, chống lây nhiễm Covid-19, phòng, chống xâm hại trẻ em ở gia đình,
cộng đồng, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, khu công nghiệp và các địa bàn
thực hiện giãn cách xã hội. Tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến
kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong hoàn cảnh dịch
bệnh và phòng, chống đuối nước trẻ em.
Nâng cao và phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã
hội, cơ sở giáo dục thực hiện việc phân công bàn giao, quản lý, giám sát trẻ em
trong thời gian nghỉ hè hoặc không đến trường do thực hiện giãn cách xã hội. Tổ
chức vận động các hộ gia đình cam kết trách nhiệm xây dựng ngôi nhà an toàn,
thường xuyên quan tâm trông giữ, giám sát, bảo đảm an toàn cho trẻ em. Chỉ đạo xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân đối với các vụ việc TNTT, xâm hại, bạo lực, đuối nước gây tử vong
trẻ em. Đồng thời, duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm
sóc trẻ em; phòng ngừa, giảm tình trạng trẻ em lao động trái quy định của pháp
luật. Khuyến khích, biểu dương, nhân rộng những mô hình, điển hình, những sáng
kiến tốt trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực cho trẻ
em.
Việc
huy động xã hội hóa đóng góp nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
được tăng cường thông qua các chương trình hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Từ
năm 2012 đến nay đã vận động được gần 4,6 tỷ đồng, hỗ trợ và trao quà cho
11.636 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Riêng MTTQ huyện
đã hỗ trợ 1.745 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học
tập với tổng trị giá trên 500 triệu đồng (kinh phí trích từ Quỹ "Vì người
nghèo" huyện). Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp huyện và c ấp xã đã vận động được
hơn 500 triệu đồng/năm và nhiều quần áo, đồ dùng sinh hoạt khác. Nguồn lực đó
góp phần giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn c ảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em
dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn.
Dưới sự lãnh đạo sâu sát của
Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền,
Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt nghiêm túc Chỉ thị
20-CT/TW về tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu s ắc về nhận
thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong quá trình triển khai thực hiện
luôn nhận được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - TB&XH
tỉnh Lào Cai. Công tác xã hội hóa về bảo vệ chăm sóc trẻ em được thực hiện hiệu
quả, nhất là trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Sự điều hành năng động,
sáng tạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự đồng thuận của các cấp, các ngành từ
huyện đến cơ sở, sự nhận thức đúng đắn của đại bộ phận Nhân dân trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, nên trên địa bàn huyện không có trẻ em phải lang thang kiếm sống và
phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Trẻ em trên địa bàn
huyện đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn
được cấp uỷ chính quyền các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm
tạo mọi điều kiện để trẻ em được đến trường, được chăm sóc, thăm hỏi tặng quà
nhân các ngày lễ, tết và cấp học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, đảm bảo đầy đủ
các quyền của trẻ em theo luật quy định. Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện
viên ở các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố ngày càng được củng cố và nâng cao
trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình
hình mới.