Quy định Khung năng lực số cho người học
Ngày 24/01/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực số cho người học. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/03/2025.

Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để: xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học; Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

anh tin bai

Kỳ thi đánh giá năng lực, cấp chứng chỉ tin học cơ bản tại Trung tâm CNTT & TT Lào Cai

Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc. Cụ thể các miền năng lực bao gồm:

Khai thác dữ liệu và thông tin: tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin, cũng như nội dung số; bao gồm các kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả, và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường số.

Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số đế tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác trong môi trường kỳ thuật số.

Sáng tạo nội dung số: tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản quyền và giấy phép, lập trình cơ bản, và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.

An toàn: tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe, và môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi tương tác trong môi trường số, và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ thuật số.

Giải quyết vấn đề: tập trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh nhu cầu số để đạt mục tiêu, và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các thách thức thực tiễn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có đạo đức và trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của AI, và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng, và có trách nhiệm.

anh tin bai

Giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng Lào Cai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong dạy học môn Toán.

Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT không chỉ là văn bản pháp lý định hướng phát triển năng lực số cho người học, mà còn mở ra một chương mới trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc chuẩn hóa khung năng lực số sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những thế hệ trẻ sáng tạo, tự tin ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia.

Lan Hương
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

© Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai

Địa chỉ: Trụ sở khối 1 - phường Nam Cường - Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214.3840.044 Fax: 0214.3840.053

Email: contact-tinhuy@laocai.gov.vn