Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp các ngành nên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và công cuộc chuyển đổi số nói riêng trong các cơ quan nhà nước được triển khai và có những bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc được thuận tiện, nhanh chóng; minh bạch hóa thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ công và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hạ tầng CNTT được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai các
phần mềm dùng chung của tỉnh. Hạ tầng mạng viễn thông phủ sóng di động đến 100%
trung tâm các xã, trên 95% thôn. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang kết nối và
cung cấp dịch vụ đến 100% trung tâm cấp huyện, xã, phường, thị trấn, tổ dân
phố, 60% kết nối đến thôn. Hệ thống thông tin dùng chung phục vụ công tác quản
lý, tác nghiệp, điều hành, cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, gồm: Cổng thông tin điện tử, thư
điện tử, phần mềm quản lý văn bản điều hành, dịch vụ công trực tuyến tích hợp
một cửa liên thông điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến. Từng bước tạo lập một
số CSDL phục vụ việc quản lý trong các cơ quan, cung cấp thông tin cho người
dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng. Cơ bản các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp
huyện được bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT. Triển khai ứng
dụng CNTT theo 06 lĩnh vực ưu tiên phù hợp với điều kiện, đặc thù thực tế về du
lịch; y tế; giáo dục; xây dựng, đô thị, giao thông, quản lý đất đai; tài
nguyên, môi trường và nông nghiệp, phòng chống thiên tai. Quan tâm đầu tư hệ
thống truyền thanh cơ sở, đài truyền thanh cấp xã, cụm loa thôn bản, tổ dân phố
phục vụ công tác truyền thông các thông tin thiết yếu đến với người dân. Trong
tổng số 36 mục tiêu, có 78 nhiệm vụ chính và có 143 nhiệm vụ chi tiết; nhiệm vụ
đã thực hiện là 101 bằng 70,6%, còn 42 nhiệm vụ chưa thực hiện 29,7%, cụ thể:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ về phát triển nền tảng cho chuyển đổi số: Về
chuyển đổi nhận thức có 20 nhiệm vụ chi tiết, đã thực hiện 15 nhiệm vụ còn 05
nhiệm vụ chưa thực hiện đạt 75%. Về kiến tạo thể chế có 20 nhiệm vụ chi tiết,
đã thực hiện 10 nhiệm vụ còn 10 nhiệm vụ chưa thực hiện, đạt 50%. Về phát triển
hạ tầng số có 22 nhiệm vụ chi tiết, đã thực hiện 17 nhiệm vụ đạt 72%, còn 05
nhiệm vụ chưa thực hiện bằng 28%. Về phát triển nền tảng số có 05 nhiệm vụ chi tiết,
đã thực hiện 04 nhiệm vụ đạt 80%. Về đảm bảo an toàn, an ninh mạng có 14 nhiệm
vụ chi tiết, đã thực hiện 13 nhiệm vụ đạt 93%. Về phát triển nguồn nhân lực có
05 nhiệm vụ chi tiết, thực hiện 05 nhiệm vụ
đạt 100%. Kết quả thực hiện nhiệm vụ về chính quyền số: Về xây dựng cơ sở dữ
liệu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành có 08 nhiệm
vụ chi tiết, đã thực hiện 07 nhiệm vụ đạt 87,5%. Về dịch vụ trực tuyến và hệ
thống thông tin phục vụ doanh nghiệp, người dân có 13 nhiệm vụ chi tiết, đã
thực hiện 09 nhiệm vụ đạt 70%. Kết quả thực hiện nhiệm vụ về kinh tế số: Có 13
nhiệm vụ chi tiết, đã thực hiện 06 nhiệm vụ đạt 46,1%. Kết quả thực hiện nhiệm
vụ về xã hội số: Có 09 nhiệm vụ chi tiết, đã thực hiện 05 nhiệm vụ đạt 55,5%.
Kết quả chuyển đổi số tại một số ngành, lĩnh vực trọng điểm có 14 nhiệm vụ chi
tiết, đã thực hiện 10 nhiệm vụ đạt 77%.
Nhân lực về công nghệ thông tin, chuyển đổi số được quan tâm. Hiện nay
100% cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách,
phụ trách lĩnh vực CNTT; đối với các xã, phường, thị trấn, các cơ sở giáo dục,
y tế... đều bố trí cán bộ kiêm nghiệm công tác CNTT. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn hóa kỹ năng CNTT, kỹ năng số
trong các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm; hằng năm đều chủ động kinh phí
tổ chức thực hiện. Toàn tỉnh hiện có 96 cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm
vụ chuyên trách CNTT; trong đó có 36 người được hưởng chính sách đãi ngộ làm
nhiệm vụ an toàn thông tin theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Ngoài ra, việc triển
khai các phần mềm dùng chung qua hình thức thuê dịch vụ đã sử dụng nhân lực của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng hỗ trợ một phần cho công tác triển khai,
ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Hầu hết các cán bộ CCVC đã
có chứng chỉ chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản. Nhìn chung đội ngũ cán bộ CNTT
cơ bản được đào tạo, có trình độ tâm huyết với lĩnh vực được giao. Ban Chỉ đạo
CNTT được kiện toàn vào nề nếp góp phần tham mưu, đôn đốc, thực hiện ứng dụng
và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Việc chỉ đạo, triển khai thực
hiện ứng dụng CNTT đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong
toàn hệ thống chính trị; công tác thông tin, tuyên truyền chỉ đạo, điều hành
kịp thời; công khai, minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ công đến người
dân, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với người
thi hành công vụ, tạo điều kiện phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần tạo sự
hài lòng của tổ chức, cá nhân xây dựng môi trường xã hội lành mạnh làm tiền đề
cho phát triển chính trị, kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Thông
qua việc triển khai các đề án, dự án, kế hoạch về CNTT, kết hợp với việc thực
thi các giải pháp về xây dựng môi trường chính sách, xây dựng nguồn nhân lực,
tổ chức triển khai, tài chính, tuyên truyền phổ biến... đã tạo điều kiện thuận
lợi cho ứng dụng CNTT phát triển mạnh. Hạ tầng CNTT tiếp tục được quan tâm đầu
tư cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai chuyển đổi số. Môi trường và phong cách
làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được cải tiến theo hướng hiện
đại; năng suất, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện; mức độ
hài lòng của người dân ngày một tăng. Chính quyền điện tử từng bước được hình
thành, phù hợp với bối cảnh phát triển của tỉnh và định hướng phát triển Chính
phủ điện tử, cơ bản đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
CNTT, Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lào Cai
cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, tổ chức triển
khai thực hiện ứng dụng CNTT, chuyển đổi số hiệu quả. Tiếp tục ưu tiên nguồn
lực cho chuyển đổi số. Sớm phê duyệt các dự án công trung hạn hỗ trợ ứng dụng
CNTT, chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn 2030. Quan tâm đầu tư nguồn
lực và kiểm soát việc mua sắm, trang bị và duy trì các phần mềm quản lý văn bản
và điều hành công việc, hệ thống máy móc, công nghệ bảo quản, sao lưu dữ liệu
và lưu trữ số cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, ưu tiên đầu tư hạ tầng số.
Triển khai thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực ưu tiên gồm: Giáo dục
và đào tạo, y tế, du lịch, nông nghiệp, giao thông vận tải, tài nguyên môi
trường, kinh tế của khẩu, an ninh trật tự và xây dựng đô thị thông minh.
Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả các mục tiêu
nhiệm vụ của đề án; các cơ chế, chính sách để xem xét trình cấp có thẩm quyền
điểu chỉnh bổ sung hoặc ban hành mới đảm bảo phù hợp thực tế, đúng quy định của
pháp luật như: Chính sách thu hút, ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi
số; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh chuyển đổi số,
phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ thông
tin...
Tiếp tục thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nước lĩnh vực thông tin truyền thông; tham mưu triển khai thực hiện
hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT theo hướng dẫn của Trung ương
và các đề án, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh. Triển khai hiệu quả các
biện pháp bảo đảm an toàn thông tin. Chủ trì phối hợp tham mưu rà soát để điều
chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực ngành tạo cơ sở pháp lý
đồng bộ, toàn diện cho việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số,
chính quyền số, đô thị thông minh; kiến tạo môi trường phát triển cho doanh
nghiệp công nghệ số, hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường năng động cho doanh
nghiệp công nghệ số. Sớm kiện toàn lại tổ chức, quy định rõ chức năng nhiệm vụ
cho các phòng chuyên môn của sở và cán bộ phụ trách CNTT trong các cơ quan Nhà
nước.
Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị CNTT, đầu tư mới hệ
thống mạng LAN đạt chuẩn cho các phòng ban chuyên môn c ấp huyện, cấp xã đáp
ứng được nhu cầu về ứng dụng CNTT trong tình hình hiện nay. Rà soát tổng thể
các phần mềm hiện có, nâng cao chất lượng của các phần mềm như Igate, dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, hoá đơn điện tử... Sớm tham mưu nâng cấp
nâng cao chất lượng đường truyền trực tuyến chuyên dụng để đảm bảo thông suốt,
an toàn thông tin từ tỉnh đến xã.
Nghiên cứu mời chuyên gia để tổ chức các hội nghị triển khai, giới
thiệu những mô hình, cách làm hiệu quả trong ứng dụng CNTT vào ho ạt động quản
lý của các cơ quan nhà nước. Định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn kỹ năng
chuyên nghiệp về CNTT cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về CNTT đồng thời tập huấn
với các cán bộ, công chức viên chức ở cơ sở chưa thực hiện được kỹ năng xử lý
công việc theo quy trình khép kín hoàn toàn trên môi trường mạng. Xây dựng mô
hình thí điểm ứng dụng CNTT và chuyển đổi số toàn diện tại một đơn vị cụ thể để
tổ chức trao đổi kinh nghiệm mô hình chuyển đổi về kinh tế số và xã hội số;
tham mưu cho tỉnh sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện chuyển đổi
số (thay cho b ộ tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT) cụ thể với các ngành, cơ quan
chuyên môn.
Thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá việc triển
khai hệ thống thư điện tử của tỉnh và phần mềm quản lý văn bản điều hành liên
thông, kỹ năng tác nghiệp, điều hành, xử lý công việc theo quy trình khép kín
hoàn toàn trên mạng.
Tiếp tục tuyên truyền chỉ đạo thực hiện hiệu quả các
cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương lĩnh vực CNTT và truyền thông;
nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận của cả
hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp...; thu hút, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực có chuyên môn sâu đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ; rà soát hạ
tầng kỹ thuật thông tin để đề nghị cấp có thẩm quyền nguồn lực đầu tư, nâng cấp
hạ tầng CNTT, hệ thống thiết bị bảo mật hỗ trợ việc quản lý, giám sát, ngăn
chặn nguy cơ mất an toàn thông tin. Đảm bảo đủ máy tính để cán bộ công chức
viên chức ứng dụng CNTT và chuyển đổi số hiệu quả.