Thời gian qua cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Lào Cai luôn quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về thực hiện Quy chế dân chủ, thu được kết quả quan trọng, tạo không khí
dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội; gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ và tăng
cường xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quết Trung ương 4 khóa XII, XIII và
việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI và kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo
điều hành việc thực hiện công tác dân vận trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh; các
văn bản chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và công tác đối ngoại. Công tác đối thoại, tiếp công dân, xử lý đơn, thư
khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân
dân, doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm giải quyết và có nhiều chuyển biến
tích cực. Các cơ quan Nhà nước chú trọng xây dựng các quy chế, quy định thực
hiện dân chủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế
“Một cửa”, “Một cửa liên thông”, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của Nhân dân.
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp chủ động tham mưu cấp ủy tăng
cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn; tổ
chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ tại các cơ quan, đơn vị,
địa phương. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở đã từng bước
vào nề nếp, tác động tích cực đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính
quyền, đoàn thể quần chúng vững mạnh…góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên việc thực hiện Quy chế
dân chủ thời gian qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là: Cấp ủy,
chính quyền, ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở một số cơ sở
còn chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ. Việc củng
cố, kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động, chương trình công tác,
phân công nhiệm vụ cho các thành viên, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo có nơi còn chậm. Một số nơi chính quyền, địa phương trước khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ của địa phương cơ bản mới chỉ thông
báo cho Nhân dân được biết chưa làm rõ về quyền
và lợi ích chính đáng cũng như trách nhiệm của Nhân dân. Công tác tuyên truyền cho Nhân
dân hiểu rõ, hiểu đúng về quyền và lợi ích chính đáng cũng như trách nhiệm của
mình trong xã hội còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực đất
đai, đền bù giải phóng mặt bằng; dân
chủ trong cơ quan, đơn vị doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; việc lắng
nghe, tiếp thu và giải trình ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động và Nhân dân ở một số nơi còn chưa được thực sự quan tâm.
Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở một
số nơi hiệu quả chưa rõ nét; việc
phát huy vai trò giám sát của người dân ở một số lĩnh vực còn hạn chế. Việc học
tập, tuyên truyền về thực hiện Quy chế dân chủ trong một số doanh nghiệp chưa
được thực hiện thường xuyên, còn có cấp ủy, Ban Giám đốc của một số doanh
nghiệp chưa coi trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ, nhất là ở những doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa
thành lập tổ chức công đoàn.
Để phát huy những kết quả đạt
được, khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
Một là, tiếp tục tăng
cường vai trò trách nhiệm của cấp uỷ đảng trong việc chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nêu cao tinh thần gương
mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ, đảng viên trong thực
hành dân chủ. Nghiêm túc thực hiện Quy định số 11- QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ
Chính trị về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại
với Nhân dân và xử
lý những phản ánh, kiến nghị của công dân trên địa bàn tỉnh; Quy chế số 17 - QC/TU, ngày 04/12/2019 của Tỉnh ủy về
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn
tỉnh Lào Cai; chỉ đạo giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp,
chính đáng của Nhân dân; giải quyết dứt điểm đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân;
quan tâm xử lý những vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong Nhân dân.
Hai là, tiếp tục quán
triệt thực hiện Kết luận số 120 - KL/TW, ngày 07/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa
XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 18-KH/TU, ngày 04/3/2016 của Tỉnh ủy về
triển khai thực hiện Kết luận 120-KL/TW; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị
định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 145/2020/NĐ - CP của Chính phủ về thực
hiện Quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.
Ba là, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với việc triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI; Nghị quyết số 25 - NQ/TW của Ban Chấp hành trung
ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân
vận trong tình hình mới”; Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng; Quyết
định 23- QĐ/TW ngày 30/07/2021 của Bộ Chính trị về Quy chế công tác dân vận của
hệ thống chính trị; Kết luận số 114 - KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước,
chính quyền các cấp; Quyết định số 217- QĐ/TW, Quyết định số 218- QĐ/TW
của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã
hội và nhân dân tham giagóp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Bốn là, Tiếp tục đổi mới công
tác tuyên truyền; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong các tầng lớp Nhân dân,
nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo”... Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng
cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải công
khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến quyền, nghĩa
vụ, lợi ích của công dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân
dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của Nhân
dân, đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên
quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Năm là, Ban Chỉ đạo Quy chế dân
chủ các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp tục
triển khai, cụ thể hóa Kế hoạch số 18-KH/TU, ngày 04/3/2016 về tổ chức
triển khai thực hiện Kết luận số 120 - KL/TW, ngày 07/1/2016 của Bộ Chính trị
(khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chú trọng công tác kiểm
tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện Quy chế dân chủ
ở các loại hình. Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo; rà soát, bổ sung, sửa đổi các
nội quy, quy chế, lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, những khâu còn yếu để tham
mưu cấp uỷ chỉ đạo thực hiện.
Sáu là, các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện tốt quy
chế hoạt động và nhiệm vụ được phân công, sâu sát cơ sở, chú ý lắng nghe các ý
kiến, kiến nghị phản ánh của Nhân dân, thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra các đơn vị được phân công phụ trách thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở; phối hợp với các sở, ngành, các huyện,
thành phố, thị xã tổ chức đánh giá các kết quả, tồn tại, hạn chế về thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở ở địa phương, đơn vị, thành viên được phân
công phụ trách..