Trong 10 năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10-CT/TU, ngày 07/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên. Các chế độ chính sách đã được quan tâm, bước đầu đã động viên được đội ngũ người làm công tác này.
* Chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo triển khai của
cấp ủy, chính quyền đối với công tác công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Từ khi có Chỉ thị số
10-CT/TU, các cấp ủy Đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các sở, ban,
ngành đã nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình trong
công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật;
xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chứ không phải chỉ là nhiệm vụ
của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện ở việc ban hành các
Nghị quyết chuyên đề; kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số
10-CT/TU; việc đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong nhiệm vụ trọng tâm
cần triển khai thực hiện trong cả nhiệm kỳ và hàng năm của cấp ủy và hoạt động
tăng cường kiểm tra, giám sát các chi, đảng bộ trực thuộc trong việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ này. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp mà
công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã
được chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh việc tăng cường ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai
thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật L; củng cố, kiện toàn Hội đồng phổ biến phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát thì việc bố trí kinh phí cho công tác này ngày càng được
quan tâm hơn theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhằm tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho việc triển khai thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
thành viên đã tích cực, chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả
công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật,
vận động cán bộ, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia, chấp hành nghiêm các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Việc ban hành các văn bản, thể chế, chính sách: Việc ban hành các văn
bản, thể chế, chính sách từ khi có Chỉ thị số 10-CT/TU đã tạo cơ sở để các
ngành tăng cường nguồn lực đầu tư cho triển khai thực hiện có hiệu quả công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật. Các thể chế, chính sách
của công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
năm 2012; các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu của công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
* Chuyển biến về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương: Số lượng, chất lượng của nguồn
nhân lực thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng
tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.
* Xác định nội dung, đổi mới trong lựa chọn các hình
thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù
hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật; các nguồn
lực bảo đảm, đặc biệt là việc thực hiện xã hội hóa công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật: Cấp ủy Đảng và lãnh đạo
các ngành đã đổi mới nội dung phổ
biến, giáo dục pháp luật theo hướng đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật
để nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, giúp họ có khả năng vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được đa dạng hóa, sử
dụng linh hoạt không cứng nhắc như trước đây; các lớp bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước, giáo dục quốc phòng, chuyên môn đều có thể lồng ghép nội dung
tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế ở
địa phương; các buổi tọa đàm, giao lưu cũng có thể lồng ghép nội dung tuyên
truyền pháp luật thông qua nội dung trò chuyện của khách mời, câu hỏi giao lưu
với khán giả, người hâm mộ...; các chương trình hoạt động của Đội thông tin lưu
động về cơ sở đều lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt cảnh
tình huống, tiểu phẩm...; các buổi họp thôn, bản, tổ dân phố đều có nội dung
triển khai thực hiện văn bản mới của trung ương, của địa phương thông qua Báo
cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật và hoạt động của tổ tuyên vận cơ sở. Việc
hưởng ứng Ngày Pháp luật đã được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tạo
được hiệu ứng tích cực, lan toả; nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp
luật trong toàn xã hội. Nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện từ nguồn ngân
sách theo quy định; ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã vận động các
nguồn kinh phí khác để đầu tư cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
* Chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân: Từ khi có Chỉ thị số 10-CT/TU,
ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, Nhân dân được
nâng cao. Qua đó, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả
các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao dân trí pháp lý, văn hoá pháp luật. Vì
vậy, tình hình vi phạm pháp luật nhìn chung có xu hướng giảm, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, các ngành, các cấp đã có sự phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ, đổi mới hình thức, lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn cụ thể qua đó đã
tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng, thi hành pháp luật của cán bộ,
đảng viên và Nhân dân; góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, duy
trì trật tự pháp luật, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước,
phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.