Ngày 18/3/2002 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Điều này, một lần nữa Đảng ta khẳng định vị trí vai trò của kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đây là điều có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tính đến tháng 8/2021, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 127 Hợp tác xã
hoạt động trong lĩnh vực công thương, trong đó: Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp 89 Hợp tác xã; Thương mại - Dịch vụ, kinh doanh tổng hợp 38 Hợp tác xã. Tổng
vốn điều lệ là 256,213 tỷ đồng (bình quân hơn 2 tỷ/đồng/Hợp tác xã), tăng 47,03
tỷ đồng so cùng kỳ năm 2019, tổng số thành viên 887 với 1.778 lao động. Tổng
số cán bộ quản lý Hợp tác xã là 508 người, trong đó số cán bộ quản lý Hợp tác
xã có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 98 người, chiếm tỷ lệ 19,36% trong
tổng số cán bộ quản lý Hợp tác xã; số cán bộ quản lý Hợp tác xã có trình độ sơ,
trung cấp là 176 người, chiếm tỷ lệ 34,7% trong tổng số cán bộ quản lý Hợp tác
xã; số còn lại chưa qua đào tạo là 233 người, chiếm tỷ lệ 45,94% trong tổng số
cán bộ quản lý Hợp tác xã. Tổng doanh thu các Hợp tác xã ước đạt trên 50 tỷ
đồng, bình quân khoảng 394 triệu đồng/Hợp tác xã, lãi 47 triệu đồng/Hợp tác xã.
Trong 20 năm qua, Hợp tác xã thuộc lĩnh vực Công Thương đã đóng
góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh, đảm bảo an
sinh xã hội. Tuy nhiên, Hợp tác xã nói chung và Hợp tác xã thuộc lĩnh vực Công
thương nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đó là:
Một số địa phương chưa nhận
thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hợp tác xã kiểu mới, chưa nắm được mục tiêu phát triển
kinh tế hợp tác, Hợp tác xã nên việc triển khai vận động thực hiện chưa thật sự
hiệu quả. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc chưa đồng bộ, sâu sát;
công tác tuyên truyền, vận động triển khai chưa sâu rộng, chưa đều. Một số cán
bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập tể, Hợp tác xã chưa kịp thời nắm bắt diễn
biến tình hình hoạt động của Hợp tác xã để tác động, hỗ trợ và giải quyết
những vướng mắc, khó khăn.
Điều kiện cơ sở vật chất của Hợp tác xã chưa đầy đủ, đa phần chưa
có trụ sở giao dịch; nhà xưởng chế biến, phương tiện, công cụ, dụng cụ văn
phòng còn chưa đáp ứng nhu cầu giao dịch. Trong khi đó, các chính sách khuyến
khích hỗ trợ phát triển Hợp tác xã đã ban hành và có hiệu lực thi hành, nhưng
Hợp tác xã chưa tiếp cận được. Do một số ngành, địa phương chưa chủ động, rà
soát, tổng hợp nhu cầu và hướng dẫn Hợp tác xã thực hiện; các khó khăn, vướng
mắc chậm tháo gỡ, nên chưa có nhiều Hợp tác xã được hưởng các chính sách.
Trình độ, năng lực của bộ phận quản lý, điều
hành và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của đa số Hợp tác xã còn nhiều hạn chế, các ngành các cấp trong thời
gian qua tổ chức rất nhiều lớp tập huấn nhưng Hợp tác xã chưa thể vận dụng vào hoạt động của Hợp tác
xã. Nhiều Hợp tác xã chưa thu hút được cán bộ trẻ, sinh viên có trình
độ chuyên môn về tham gia xây dựng Hợp tác xã. Phần lớn các Hợp tác xã chưa
có nhân viên kế toán chuyên trách nên việc quản lý, báo cáo tài chính, sổ sách
kế toán còn nhiều bất cập.
Dịch vụ Hợp tác xã cung cấp cho các thành viên của mình chưa đa
dạng, còn nghèo nàn, đơn lẻ; liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị
còn thấp; trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ chưa cao.
Những tồn tại hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn
khách quan và chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân. Công tác lãnh
đạo thực hiện các bước chuẩn bị thành lập Hợp tác xã chưa chặt chẽ, chưa đảm
bảo chất lượng, nhất là công tác tuyên truyền, lựa chọn nhân sự chủ chốt để
quản lý điều hành và xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh. Chính quyền
địa phương chưa thật sự quyết liệt, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc
tập trung theo dõi, xử lý những vướng mắc, khó khăn để Hợp tác xã phát triển. Nhiều
Hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả, do đó nhiều người dân chưa thấy rõ được lợi
ích khi tham gia vào Hợp tác xã; phương thức sản xuất tự do, nhỏ lẻ vẫn còn
được ưa chuộng. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã có và tương đối đầy đủ nhưng
việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ còn gặp khó khăn.
Để tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả Hợp tác xã,
thời gian tới thực hiện một số giải pháp sau:
Một
là: Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, Kết
luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể. Tập trung công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức hệ thống
chính trị và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Hợp tác xã trong phát
triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; huy động sự tham gia đồng bộ, quyết
liệt của các tổ chức đoàn thể, chính trị từ huyện đến ấp trong tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân và hỗ trợ hoạt động Hợp tác xã.
Hai
là: Chính phủ xem xét ban hành Nghị định hướng dẫn tổ chức hoạt động
của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu ban
hành chính sách hỗ trợ đặc thù cho kinh tế tập thể, Hợp tác xã về ứng dụng khoa
học công nghệ, xúc tiến thương mại phù hợp với điều kiện và trình độ phát
triển của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Ba là: Tập trung chỉ đạo,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã. Quan tâm công tác nhân sự quản lý, xây dựng phương án/kế hoạch
sản xuất kinh doanh. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý ở các phòng
chuyên môn cấp huyện trong công tác phối hợp với cấp xã để hỗ trợ củng cố, nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã.
Thực hiện tốt các bước chuẩn bị trước khi tổ chức Hội nghị thành lập Hợp
tác xã, trên nguyên tắc: Dân biết, dân bàn
và dân quyết định, nhất là phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn nhân sự quản
lý Hợp tác xã, phải thật sự công
khai, minh bạch.
Bốn là: Quan tâm thực hiện
tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã phù hợp yêu cầu thực tế Hợp tác xã và trình độ người học; chọn lựa cán bộ trẻ, con em
thành viên có tâm huyết để tổ chức thí điểm đào tạo dài hạn, bán tập trung (từ
06 tháng) đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc.
Năm
là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Hợp
tác xã và các chính sách liên quan về phát triển Hợp tác xã trên địa bàn, nhằm
kịp thời phát hiện, có giải pháp hỗ trợ, chấn chỉnh. Tổ chức họp mặt với Hợp
tác xã để nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn cho Hợp tác xã; biểu dương, khen
thưởng các Hợp tác xã hoạt động tốt trên địa bàn.
Sáu là: Phát huy tốt hơn nữa vai
trò, trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã trong xây dựng, phát triển Hợp tác xã.
Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình của Hợp tác xã để kịp thời hỗ trợ cho Hợp
tác xã ./.