Mường Khương quyết tâm trở thành vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh Lào Cai.

Ngày 26/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI đã Ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định 5 cây trồng chủ lực (gồm: Chè, Chuối, Dứa, Quế, Dược liệu), 1 vật nuôi chủ lực (chăn nuôi Lợn) và 1 lĩnh vực (kinh tế đối) để tập trung phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa. 

Mường Khương có 4 cây trồng chủ lực với tổng diện tích hiện có 8.157 ha (trong đó: cây Chè 4.055 ha; cây Chuối 1.455 ha; cây Dứa 1.480 ha; cây Quế 1.167 ha); cây chè có diện tích lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích các cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện, tương đương với 2/3 diện tích Chè của toàn tỉnh. Sản lượng Chè của Mường Khương đạt 24.200 tấn/năm với giá bán bình quân 7.000 đồng/kg chè búp tươi, mỗi năm giá trị thu được từ sản xuất chè búp tươi khoảng 194 tỷ đồng. Sản lượng chè được các nhà máy sơ chế, chế biên thu mua ổn định. Giống Chè được Mường Khương trồng đại trà chủ yếu: Chè San, Chè Kim Tuyên, Chè Bát Tiên, Chè Trung du.

 
anh tin bai

(Nhân dân thu hoạch chè búp tươi tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương)

Sản xuất Chè của Mường Khương trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, còn một số khó khăn, tồn tại: (1) Sản phẩm từ cây Chè chưa đa dạng, chưa tập trung cho chế biến sâu (chủ yếu là Chè khô mới qua sơ chế, giá trị còn thấp). (2) Năng suất chè búp tươi chưa cao, đạt trên 10 tấn/ha trong khi năng suất Chè búp tươi tại một số tỉnh như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên có nơi năng suất đã lên tới 20 tấn/ha. (3) Diện tích sản xuất Chè hữu cơ của huyện chưa nhiều, trong khi xu hướng tiêu dùng sản phẩm chè hữu cơ, chè an toàn ngày càng tăng cao, nguồn cung đang không đủ cầu, giá bán cao gấp 3 lần chè thông thường. (4) Việc chuyển đổi giống chè chất lượng cao, cải tạo vườn chè có năng suất thấp diễn ra chậm. (5) Liên kết sản xuất thiếu tính bền vững; công tác tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm nhiều.

Tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phấn đấu trở thành vùng chè trọng điểm của tỉnh, Mương Khương đang quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện 3 nhóm giải pháp:

(1) Vận động, tuyên truyền nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, định hướng, chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa của Đảng và Nhà nước. Nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ thuật chăm sóc cây chè, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn để phục vụ các nhà máy chế biến chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến các thị trường khó tính hơn nhưng giá trị xuất khẩu lại cao hơn; từng bước tăng diện tích trồng mới chè hữu cơ, chè an toàn, chè chất lượng cao.

Thay đổi tư duy trong tổ chức sản xuất, chuyển từ kinh tế hộ riêng lẻ sang các hình thức liên kết trong sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác để cùng nhau đoàn kết xây dựng thương hiệu chè, dễ dàng điều chỉnh, áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm đồng đều về tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ừng các yêu cầu của Thị trường.

(2) Tăng cường trách nhiệm, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu:

- Vào cuộc quyết liệt với quyết tâm chính trị cao; lãnh chỉ đạo nhân dân triển khai, thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Nông nghiệp hàng hóa; hoàn thành kế hoạch trồng mới 860 ha chè năm 2022 và tiếp tục mở rộng diện tích những năm tiếp theo.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc, cùng nhân dân tìm giải pháp tháo gỡ. Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất; chăm lo, thành lập phát triển các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phục vụ tốt nhu cầu trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ Chè.

- Đẩy mạnh việc hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện việc cải tạo diện tích chè kém hiệu quả; chuyển đổi cơ cấu giống (tăng diện tích chè chất lượng cao); áp dụng khoa học kỹ thuật, tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tiếp tục mở rộng diện tích đối với những nơi có điều kiện.

(3) Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất chế biến Chè để từng bước cải thiện, đổi mới công nghệ, đa dạng mẫu mã, sản phẩm; tối đa hóa giá trị, tăng cường tiếp thị, tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với sự quyết tâm, vào cuộc sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, chung sức, đồng lòng của nhân dân trong triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển cây chè và nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Mường khương đang thể hiện vai trò là địa phương dẫn đầu trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh.

Cao Văn Văn – Phòng Tổng hợp
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

© Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai

Địa chỉ: Trụ sở khối 1 - phường Nam Cường - Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214.3840.044 Fax: 0214.3840.053

Email: contact-tinhuy@laocai.gov.vn