Huyện ủy Si Ma Cai quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị
Trong năm 2021 và 03 tháng đầu năm 2022, Huyện ủy Si Ma Cai đã đoàn kết thống nhất, chủ động linh hoạt với quyết tâm chính trị cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng, Nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy. Huyện uỷ đã tranh thủ được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và đặc biệt là đồng thuận của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Công tác
xây dựng đảng đạt kết quả khá toàn diện; hoạt động tuyên truyền, vận động nhân
dân được đẩy mạnh; công tác cán bộ có đã có sự chuyển biến tích cực; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; chủ quyền biên giới quốc gia
được giữ vững. Lĩnh vực kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài; nhiều chỉ tiêu
kinh tế - xã hội của huyện được hoàn thành ở mức khá, trong đó có những chỉ
tiêu quan trọng như: Thu ngân sách trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới…Huyện
uỷ đã tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp tập
trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chủ động làm
việc, kêu gọi một số doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và tìm kiếm thị trường đầu
ra cho nông sản địa phương theo Nghị quyết 10-NQ/TU của Tỉnh ủy; đã có giải
pháp từng bước phát triển ngành du lịch để khai thác tiềm năng của địa phương
theo Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 27/8/2021 của
Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.
Bên cạnh
các kết quả đã đạt được, huyện Si Ma Cai vần còn một số khó khăn, hạn chế như: Vẫn
là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh
và cả nước; quy mô nền kinh tế nhỏ; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn mới
cao so với các địa phương còn lại trong tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ
che phủ rừng thấp; giá trị sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng
cũng như chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hoá lớn. Công tác quản
lý đảng viên chưa chặt chẽ, còn tình trạng đảng viên đi làm ăn xa nên dừng hoặc
bỏ sinh hoạt Đảng gây ảnh hưởng đến việc quản lý, giáo dục, phân công nhiệm vụ
cho đảng viên, đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Số lao động mất việc làm trong năm tăng do việc siết chặt hoạt
động xuất nhập cảnh cư dân biên giới để phòng chống dịch Covid-19 nên thu nhập bình
quân của người dân giảm sâu. Tập tục
lạc hậu còn tồn tại; tình trạng tảo hôn, tỷ lệ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em thể thấp còi còn khá cao ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và an sinh xã hội. Hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông,
thuỷ lợi, điện...), cơ sở vật chất trường, lớp học, y tế cơ sở vẫn còn nhiều
khó khăn; hạ tầng thương mại chưa phát triển; huyện không có khả năng cân đối
được nguồn lực đầu tư. Chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao; tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp THCS phân luồng, chuyển cấp và lao động qua đào tạo nghề còn ở mức
thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; việc tạo nguồn cán bộ tại chỗ gặp khó
khăn.
Trong
thời gian tới, Huyện ủy Si Ma Cai cần tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chủ động,
sáng tạo hơn nữa; giữ vững nguyên tắc, phương thức lãnh đạo, quy chế làm việc
trong toàn Đảng bộ; khắc phục những tồn tại, vượt qua khó khăn để khai thác tối
đa các tiềm năng, lợi thế vốn có của huyện; huy động mọi nguồn lực toàn xã hội;
tranh thủ sự ủng hộ tối đa của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh; tăng cường phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và các địa phương
khác để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 cũng như
cả giai đoạn 2021 - 2025, từng bước nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân của
huyện, đồng thời quan tâm, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
Tiếp tục
bám sát chủ trương, định hướng của Trung ương, của tỉnh; các Nghị quyết chuyên
đề của Tỉnh uỷ; Quy hoạch tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm, lĩnh vực đột phá chiến lược đã được Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện
uỷ cần phát huy tối đa tiềm năng, nội lực của địa phương; chủ động, quyết liệt
trong công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị của tỉnh để kịp thời tháo gỡ
khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
Tăng
cường công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia; ưu tiên thực
hiện các chính sách lao động việc làm; tập trung trọng tâm vào phát triển nông
lâm nghiệp; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; ưu
tiên xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Tiếp tục
quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 10-NQ/TU về chiến
lược phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050; (2) Tập trung phát triển, tăng năng suất những cây, con chủ
lực theo hướng sản xuất hữu cơ đang có hiệu quả (dược liệu, cây ăn quả ôn
đới, rau ôn đới trái vụ; vịt, trâu, bò, lợn đen bản địa...) gắn với xây
dựng, phát triển, đăng ký sản phẩm OCOP; (3) Tập trung phát triển các mô hình
sản xuất theo hướng bền vững (các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông
nghiệp…); (4) Tăng cường liên kết với các huyện trong sản xuất nông nghiệp để
phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá và chuỗi trồng, chế biến, tiêu thụ nông
sản; (5) Chủ động làm việc, xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, chế
biến sản phẩm nông nghiệp; gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững;
(6) Quan tâm đặc biệt đến công tác trồng rừng, tăng diện tích che phủ rừng kết
hợp phát triển kinh tế đồi rừng theo định
hướng phát triển chung của tỉnh là “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ
nhân dân, giữ biên giới”.
Tập trung
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao
nhận thức, kỹ năng canh tác, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; nhất là ý
thức vươn lên thoát nghèo cho người nông dân với nhiều hình thức tuyên truyền
phù hợp, dễ nhớ, dễ hiểu. Quan tâm đặc biệt đến công tác giải quyết việc làm
trong đó có tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; tư vấn, định
hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi nghề. Tiếp
tục lãnh đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác, quyết tâm, phát huy nội
lực, đóng góp sức lực, chung tay xây dựng nông thôn mới; mặc dù Tỉnh đặc biệt
quan tâm, dành nhiều nguồn lực nhưng không được trông chờ, ỷ lại. Triển khai
đồng bộ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2021-2025, sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
đúng tiến độ, kế hoạch.
Quan tâm công tác quy hoạch xây dựng đô thị trung tâm
huyện, các trung tâm xã với tầm nhìn dài hạn, đồng bộ; có tính kết nối nhằm
khơi thông được nguồn lực về mặt bằng đất đai trong điều kiện địa hình đồi núi
chia cắt mạnh.
Ngoài
việc triển khai các công trình, dự án đã được xác định trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn; huyện cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng mới các
công trình hạ tầng thiết yếu, đột phá là hạ tầng giao thông xương sống, kết nối
liên xã, liên huyện tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội; nhất là các xã,
khu vực còn nhiều khó khăn.
Tập trung
triển khai công tác lập quy hoạch, bố trí quỹ đất; kêu gọi các cá nhân, doanh
nghiệp xây
dựng nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp (ngô, dược liêụ..)
để từng bước hình thành cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đồng bộ; ưu tiên phát triển các ngành nghề
thủ công truyền thống (may thổ cẩm, chế biến thực phẩm…) để giải quyết
việc làm tại chỗ cho người đồng bào dân tộc thiểu số, tạo tiền đề để phát triển
du lịch.
Tiếp tục
quan tâm đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ trên địa bàn (chợ
Cán Cấu, chợ Sín Chéng, chợ trung tâm huyện, chợ tại các cụm xã...); các cửa
hàng tiện ích, điểm bán lẻ... phù hợp với xu hướng phát triển chung; giải quyết
tốt khâu phân phối, lưu thông hàng hoá, nông sản cho người dân.
Rà soát,
thống kê các tiềm năng, tài nguyên du lịch để xác định rõ tiềm năng, khả năng,
lộ trình, loại hình phát triển du lịch của địa phương; ưu tiên phát triển du lịch
gắn với trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch khám phá bản sắc
văn hoá, du lịch mạo hiểm; sớm hoàn thiện các tiêu chí theo quy định để trình
cấp có thẩm quyền công nhận một số điểm du lịch; bảo đảm giữ gìn bản sắc, phát
huy văn hóa truyền thống của địa phương.
Nâng cao
chất lượng giáo dục, trình độ văn hóa, dân trí; có giải pháp căn cơ, lâu dài để
tăng tỷ lệ phân luồng, tốt nghiệp Trung học phổ thông. Quan tâm đầu tư cơ sở
vật chất, xây dựng phòng học chức năng, phòng ở bán trú để giảm số lượng học
sinh tại các điểm trường lẻ; bám sát các đề án, kế hoạch chiến lược của tỉnh về
phân luồng hướng nghiệp cho học sinh, trong đó quan tâm phân luồng học sinh
ngay từ khi tốt nghiệp Trung học cơ sở để định hướng, đáp ứng nhu cầu vừa học
văn hóa, vừa học nghề để kịp thời giải quyết việc làm sau đào tạo.
Đẩy mạnh
hoạt động văn hóa, thể thao gắn với các lễ hội truyền thống; coi trọng đúng
mức, hài hoà hoạt động giao lưu cư dân biên giới với quyết tâm bảo tồn, gìn giữ
bản sắc truyền thống văn hóa; cải tạo những tập quán lạc hậu trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số vùng biên.
Nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh ngay tại tuyến cơ sở phù hợp với nhận thức, thu nhập
của nhân dân; đẩy mạnh tuyền truyền và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm
hợp lý tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; tăng cường sự tham gia của các tổ chức
chính trị - xã hội, các nhà trường đối với công tác tuyên truyền, tập huấn dinh
dưỡng cho các bà mẹ nhằm giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Xác định đào tạo lao động, giải quyết việc làm là
nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài để góp phần xoá đói giảm nghèo, từng
bước nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên
địa bàn huyện; đặc biệt là nhóm lao động di cư. Tiếp tục khảo sát, đề xuất nhu
cầu đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp gắn với các vùng quy hoạch nông
nghiệp, đặt hàng của doanh nghiệp; triển khai sớm các giải pháp liên kết đào
tạo nghề, nâng cao trình độ, kiến thức cần thiết, ý thức kỷ cương, tác phong
làm việc công nghiệp cho lực lượng lao động trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động.
Tập trung, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
biên giới, an ninh nông thôn; nắm chắc tình hình, quản lý, bảo vệ vững chắc
đường biên, mốc giới; không để xảy ra điểm nóng trên biên giới; phối hợp với cơ
quan liên quan xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định.
Tăng cường đối ngoại biên phòng, đối ngoại Nhân dân;
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc, hoạt động tôn
giáo trên địa bàn đi đôi với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật sâu rộng tới từng người dân tại các thôn giáp biên giới, phát huy hiệu quả
hoạt động của các tập thể, cá nhân tham gia tự quản đường biên, cột mốc.
Quyết liệt chỉ đạo thực hiện các biện pháp đấu tranh,
triệt phá các loại tội phạm, tai tệ nạn xã hội (buôn bán, vận chuyển ma túy,
buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, xuất nhập cảnh trái phép...) góp phần cho phát
triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí ở khu vực biên giới.