Hoạt động tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đặc biệt tập trung vào chương trình xóa đói giảm nghèo, từ đó đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ điểm xuất phát kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp là chủ yếu, Lào Cai đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hướng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5% - 8%/năm, theo kết quả điều tra hộ nghèo đa chiều đến cuối năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo còn 5,31%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 8,12%. Những thành tựu của tỉnh đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của tín dụng chính sách. Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

 

anh tin bai

Đồng chí Vũ Xuân Cường – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

 phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Sau 20 năm thực hiện đã khẳng định chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đôi tượng chính sách khác là đúng đắn, hợp lòng dân, là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vê giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Với chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình thủ tục vay vôn đơn giản, hộ vay được miễn lệ phí, thủ tục vay vốn, không phải thế chấp tài sản khi vay vốn đã tạo cơ hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 453 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Đến ngày 31/8/2022, tổng nguồn vốn đạt 3.713 tỷ đông, tăng 16 lần so năm 2003, (trong đó nguồn vổn từ ngân sách địa phương chuyến qua NHCSXH cho vay là 271,4 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng nguồn vốn, tăng 270 tỷ đồng so với năm 2003). 20 năm qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai cho vay 23 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ với tổng doanh số cho vay là 10.998 tỷ đồng với 453 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng doanh số thu nợ trong 20 năm là 7.452 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/8/2022 đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng 3.473 tỷ đông (16,3 lân) so với năm 2003 với gân 85 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh đến ngày 31/8/2022 là 3,5 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ, giảm (-0,38%) so với năm 2003 (0,47%), trong đó nợ quá hạn 2,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,06%/ tổng dư nợ. Nợ khoanh 1,2 tỷ đồng, chiếm 0,04% tống dư nợ. Xã không có nợ quá 102/152 xã, chiếm 67,1%. Chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch cấp xã tại các huyện đều đạt loại tốt, đưa chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của Lào Cai hàng năm đều xếp loại tốt.

Nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Lào Cai đã phát huy hiệu quả rất tích cực, đã giúp cho gần 112.000 hộ dân vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ tạo việc làm và duy trì việc làm cho trên 150.000 lao động; hơn 48.000 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng cải tạo trên 109.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa trên 7.791 ngôi nhà cho hộ nghèo; 241 khách hàng được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và 8 người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc cho 192 lượt người lao động do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ do NHCSXH thực hiện thực sự là kênh dẫn vốn quan trọng, là “bà đỡ” cho các đối tượng này.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP, thời gian tới các Sở, ngành, cơ quan liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hoạt động hiệu quả của cấp uỷ chính quyền địa phương các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
2. Tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn nhàn dỗi khác vào đầu mối là NHCSXH. Tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt tín dụng chính sách. Bố trí ngân sách chuyển vốn hàng năm qua NHCSXH cấp tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
3. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo vốn tín dụng chính sách được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Tổ chức giải ngân kịp thời vốn thu hồi và vốn được bổ sung, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng được giao hàng năm và tập trung đôn đốc thu hồi dứt điểm nợ đến hạn, nợ quá hạn. Gẳn việc triển khai tín dụng chính sách với chủ trương, định hướng của từng địa phương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung ưu tiên vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như quan tâm đầu tư vốn tín dụng chính sách cho các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động trên địa bàn.
4. Duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội theo Nghi định 78/2002/NĐ-CP. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay, chất lượng các Tổ TK&VV, chất lượng hoạt động của các điếm giao dịch tại xã, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy trình, quy định.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH, của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ban đại diện HĐQT các cấp, đảm bảo chất lượng, tránh hình thức; đồng thời, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, vai trò giám sát của toàn dân đối với hoạt động tín dụng chính sách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội.
6. Quan tâm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ triển khai qua NHCSXH đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, áp dụng công nghệ tin học trong triển khai các mặt hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
7. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của NHCSXH và các cán bộ tham gia quản lý, triển khai tín dụng chính sách xã hội về chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra giám sát, phát hiện phòng ngừa rủi ro, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; thực hiện tốt “Kế hoạch chuyển đổi số của NHCSXH đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
8. Tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng của Đảng và Nhà Nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tuyên truyền về hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, các mô hình làm ăn hiệu quả, các chủ trương, chính sách mới, về quyền và nghĩa vụ của hộ vay vốn.
9. Quan tâm gắn việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội với công tác thi đua khen thưởng định kỳ và đột xuất, tạo động lực để các tập thể, cá nhân trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cũng như nhân rộng các điển hình tiên tiến trên địa bàn.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, bổ sung giải pháp huy động vốn đe triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm giao dịch xã; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi tiền vay, đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, tổ chức chỉ đạo triển khai có hiệu quả toàn diện các mặt hoạt động; phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan chuyên môn để duy trì ổn định, hiệu quả, đảm bảo an toàn theo chủ trương "thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiếm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Trịnh Xuân Quyết – Phó Trưởng phòng Tổng hợp
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

© Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai

Địa chỉ: Trụ sở khối 1 - phường Nam Cường - Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214.3840.044 Fax: 0214.3840.053

Email: contact-tinhuy@laocai.gov.vn