Đổi mới cơ chế quản lý khu kinh tế cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu phát triển
Trong phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn năm 2020-2025 của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, chỉ rõ: “Đối mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và đấy mạnh liên kết kinh tế; phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phát triển Khu kinh tế cửa khấu, đấy mạnh liên kết kinh tế vùng, khu vực trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang Đông - Tây”. Việc đổi mới công tác quản lý với những chính sách cho phát triển kinh tế cửa khẩu là hết sức quan trọng.
Lào Cai là
một tỉnh miền núi, biên giới nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, có
diện tích tự nhiên 6.357,08 km2, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp
tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với hơn 200 km đường biên giới.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có diện tích 7.989 ha, nằm trên
tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với cặp cửa
khẩu cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt
Nam) - Hà Khẩu (Trung
Quốc) là cửa ngõ giao thương thuận lợi nhất giữa Việt
Nam, các nước trong khu vực với Vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. So với
các cửa khẩu trong cả nước, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là cửa khẩu quốc tế duy
nhất nằm trong lòng thành phố thuộc tỉnh. Do vậy, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
có lợi thế đặc biệt, vì cả hệ thống dịch vụ của thành phố phục vụ cho hoạt động
giao thương, xuất nhập khẩu, du lịch...
Đồng thời đây cũng là cặp cửa khẩu duy nhất có đủ các loại hình
vận tải: đường sắt, đường bộ cao tốc, đường thủy và tương lai gần là đường hàng
không. Đây cũng là điểm trung chuyển ngắn nhất có chi phí rẻ nhất cho
hàng hóa nối Việt Nam và các nước ASEAN đi vào các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Sớm
xác định lợi thế của cửa khẩu Lào Cai trong phát triển kinh tế thương mại, dịch
vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định phát triển kinh tế cửa khẩu
là một trong những đề án trong chương trình công tác trọng tâm toàn khoá với
nhiệm vụ: “Khai thác
tiềm năng, thế mạnh kinh tế biên mậu; xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh
tế, thương mại, logistics, đối ngoại của vùng và cả nước.
Xây dựng định hình Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Hà Khẩu.”

Đồng chí Vũ Xuân Cường – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
khảo sát Khu Kinh tế Cửa khẩu Lào Cai
Đại dịch
Covid-19 bùng nổ làm ách tắc các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Đây là
tình trạng chung của tất cả các quốc gia, trong đó Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu giảm, do
tình hình kiểm soát dịch bệnh nên tình trạng xe đã có thời điểm bị ùn ứ, ách tắc,
làm tăng chi phí vận tải, chi phí bến bãi, khiến giá hàng tăng cao, giảm sức cạnh
tranh. Bên cạnh đó việc thay đổi về chính sách biên mậu của Trung Quốc khiến
cho việc mở các tuyến hàng qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là hết sức
khó khăn. Một lượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất tìm những cửa khẩu khác để xuất
khẩu, nên khiến cửa khẩu Lào Cai bị giảm thu. Bên cạnh ảnh hượng của dịch bệnh,
một trong nhiều nguyên nhân khác khiến lượng hàng giảm qua cửa khẩu Lào Cai là
việc thu phi xe khi sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng
khu Cửa khẩu Quốc tế chưa thật sự hợp lý. Trước tình hình đó thường trực HĐND
đã giao Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phối hợp cuàn các ngành có liên quan
và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai nghiên cứu sửa đổi mức thu phí hạ tầng
khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
Xác định kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn trọng điểm của
phát triển kinh tế địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho các danh nghiệp xuất nhập khẩu trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Ban Kinh
tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã làm việc với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai,
sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông – Xây dựng thống nhất phương
án thu. Trong đó không phân biệt lượng xe chở hàng tạm nhập tái xuất hay xe
hàng hóa xuất nhập khẩu khác. Đưa về một mức thu phí theo trọng tải xe, trong
đó có ưu đãi cho xe chở hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu để khuyến khích phát
triển nông nghiệp trong nước. Đồng thời, giảm bớt thủ tục giấy tờ xác định trọng
tải xe khi sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng
trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Việc thay đổi tưởng như nhỏ
này, thực sự là bước chuyển tư duy quan trọng trọng công tác quản lý khu kinh tế
cửa khẩu. Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh Lào Cai về
dừng thu phí tham quan danh lam thang canh một số điém du lịch;
Sửa đôi, bô sung một số điều của Quy định về các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhãn dân tính Lào Cai ban hành kèm theo Nghị quyết số
06/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hồi đồng nhân dân tính Lào Cai (gọi
tắt là Nghị quyết 13). Việc thay đổi này đã tạo ra cú hích lớn, khuyến khích
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong cả nước thực hiện xuất nhập khẩu qua Cửa
khẩu Quốc tế Lào Cai. Qua khảo sát của ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh vào
trung tuần tháng 9/2021, cho thấy: Trong 9 tháng đầu năm 2021 công tac thu phí
tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh thu trên 115.562 phương tiện đạt 60 tỷ 9822 triệu đồng (tăng 72% so với cùng kỳ).
Đối với xe chở hàng tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu thu trên từ ngày 01/01 đến
31/7/2021 (khi chưa thay đổi phương thức tính thu phí mới có 1089 xe chở hàng
qua cửa khẩu. Từ ngày Nghị quyết 13 có hiệu lực từ 01/8 2021 tính đến thời điểm
khảo sát, chỉ hơn 1 tháng, đã thu hút được 1.884 phương tiện chở hàng tạm nhập
tái xuất qua cửa khẩu Lào Cai (cao hơn 7 tháng đầu năm 795 đầu xe, mặc dù tình
hình dịch bênh vẫn đang ở mức căng thẳng), tăng mức thu phí sử dụng kết
cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu hứa
hẹn cuối năm sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của
chính sách và cách thay đổi phương thức thu phí, phương thức quản lý kinh tế cửa
khẩu Lào Cai.
Trong những
năm tới đây, trước những thách thức gay gắt đến từ sự thay đổi của việc thương
mại hóa toàn cầu và môi trường đầu tư, với sự bùng nổ của cuộc cánh mạng công
nghệ lần thứ tư, sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ... và đặc biệt là sự cạnh
tranh gay gắt giữa các quốc gia, giữa các cửa khẩu đang đặt ra cho Khu kinh tế
cửa khẩu Lào Cai rất nhiều thách thức. Do vậy việc thay đổi về tư qua quản lý cần
phải được đẩy mạnh hơn. Trong nhiều nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xác định
phát triển khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế rộng lớn, có tính
liên vùng đa chức năng: Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai là khu
vực hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; Khu Phố Mới, Vạn Hoà xây dựng Ga
quốc tế đường sắt, Khu công nghiệp Đông Phố Mới, Cảng ICD; Khu Cốc Lếu là Trung
tâm Thương mại; Khu Duyên Hải, Đồng Tuyển xây dựng Khu Thương mại Kim Thành,
Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải; Khu Kim Tân là Trung tâm văn hoá, thể thao; Khu
cửa khẩu Mường Khương gắn với quy hoạch huyện lỵ Mường Khương... Đây là tầm
nhìn có tính chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện
đại, hội nhập sâu rộng.
Việc đổi mới cơ
chế quản lý khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là tư duy định dạng lại mô hình phát triển kinh tế cửa khẩu thành mô
hình khu kinh tế phát triển toàn diện. Trong đó không chỉ đẩy mạnh thông
thương, phát triển dịch vụ theo chuỗi logistics mà phải phát triển khu kinh tế cửa khẩu với tầm cỡ một
đô thị lớn. Nó phải có đặc điểm mang tính rộng khắp, không bị giới hạn ở các
hoạt động sản xuất và xuất khẩu, có tính tích hợp cao với phần còn lại của nền
kinh tế Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung, đảm bảo sự kết nối hài hòa giữa
hoạt động kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Có như vậy, phát triển
kinh tế cửa khẩu Lào Cai mới đột phá mạnh mẽ, có tính bền vững, tính cạnh tranh
cao.