Đề án cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025 được triển khai toàn diện
Thực hiện Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai, “Đề án cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025”; các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án… để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Đề án của Tỉnh ủy; sau 01 năm thực hiện đã đạt được kết quả nhất định.
Về
lĩnh vực cải cách thể chế:
Xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, trong đó: Cấp tỉnh: HĐND, UBND tỉnh Lào Cai ban hành 109
văn bản QPPL (trong đó: 52 Nghị quyết, 57 Quyết định). Cấp huyện: UBND các huyện, thị xã,
thành phố ban hành 12 văn bản QPPL (gồm: 02 Nghị quyết, 10 Quyết định). Việc rà soát văn bản được
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiến hành thường xuyên. Trên cơ sở kết
quả rà soát, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện theo thẩm quyền đã kịp
thời công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần đảm bảo đúng
thời gian quy định, cụ thể: Chủ tịch
UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố danh mục văn bản quy phạm pháp
luật do HĐND, UBND tỉnh Lào Cai hết hiệu lực năm 2020 là 91 văn bản quy phạm
hết hiệu lực toàn bộ (11 Nghị quyết, 71
Quyết định, 09 Chỉ thị), 14 văn bản quy phạm hết hiệu lực một phần (03 Nghị quyết và 11 Quyết định); Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Quyết định công bố danh mục văn
bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm
2020 đối với 17 văn bản, trong đó: 17 văn bản hết hiệu lực toàn bộ (03 Nghị quyết, 14 Quyết định). Các sở, ngành đã tiến hành rà soát đối với 47 văn bản QPPL do
UBND tỉnh ban hành. Qua rà soát đã đề xuất UBND tỉnh ban hành 43 văn bản để
thay thế, sửa đổi đối với 47 văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương.
Về
lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Ban hành 27 Quyết định công bố 869 Danh mục TTHC,
trong đó TTHC mới sửa đổi, bổ sung: 419 TTHC; Bãi bỏ: 450 TTHC. Đến thời điểm
báo cáo tổng số TTHC 3 cấp (tỉnh, huyện, xã): 1.974 TTHC, trong đó cấp tỉnh: 1.529 TTHC; cấp huyện: 304 TTHC; cấp xã: 141 TTHC. Thủ tục hành chính
của địa phương sau khi được công bố Danh mục TTHC các cơ quan, đơn vị thực hiện
kết xuất 100% TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, đồng thời đăng tải công
khai đầy đủ, thường xuyên, liên tục trên Cổng dịch vụ công tỉnh Lào Cai
(http:dichvucong.laocai.gov.vn), Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng/trang
thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Đã tích cực, chủ động triển
khai thực hiện tổ chức lại 16 cơ quan, đơn vị; thành lập 01 đơn vị đặc thù: Trung tâm Giám sát,
điều hành thông minh tỉnh Lào Cai; cho phép
thành lập 01 đơn vị trường học ngoài công lập (Trường Tiểu
học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quốc tế Canada - Lào Cai); tổ chức lại 08 đơn vị sự nghiệp công lập; giải thể 02 đơn vị.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 13 đơn vị, đầu mối): giảm 01 chi cục,
04 phòng chuyên môn thuộc sở, 07 phòng thuộc chi cục và chấm dứt hoạt động 01
Phòng Dân tộc thuộc UBND thành phố Lào Cai. Đối với các đơn vị sự nghiệp (giảm
01 đơn vị): giảm 01 Quỹ tài chính thuộc UBND tỉnh (Quỹ bảo trì đường bộ); giảm
01 đơn vị do giải thể Ban Quản lý dự án giải phóng mặt bằng đường cao tốc Nội
Bài - Lào Cai; giảm 01 Trường học thuộc UBND cấp huyện; tăng 02 đơn vị sự nghiệp
(do thí điểm chuyển Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Sa Pa, huyện Bát
Xát về trực thuộc UBND thị xã Sa Pa và UBND huyện Bát Xát).
Công
tác cán bộ: Ban hành Quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại đối với 17 trường hợp (trong đó: diện Ban Thường vụ, thường trực quản lý 12
người và 05 diện UBND tỉnh ủy quản lý); trao đổi, thỏa thuận bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại đối với
127 lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc diện Sở, ngành, địa phương quản lý. Quyết định tiếp nhận 02
viên chức vào công chức để bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc UBND
huyện Bảo Yên. Phê duyệt danh sách quy
hoạch cán bộ diện cơ quan, đơn vị quản lý (giai đoạn 2021 - 2026) tổng số 300 người.
Công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ: Phê
duyệt số lượng, vị trí việc làm cần tuyển của các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc tỉnh Lào Cai (đợt I/2021) là (114 vị trí; trong đó: nhân viên trường
học: 18 vị trí, viên chức sự nghiệp khác: 96 vị trí; số lượng cần tuyển: 253
chỉ tiêu; trong đó: 136 nhân viên trường học, 117 viên chức sự nghiệp khác); Phê duyệt kế hoạch tuyển
dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai năm 2021, tổng số 569 người (Giáo viên mầm non 141,
Giáo viên tiểu học 124, Giáo viên trung học cơ sở 200 và Giáo viên trung học
phổ thông 104 người); Ban hành quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào
công chức đối với 33 vị trí thuộc các Sở; Điều động 15
công chức, viên chức ra ngoài tỉnh thuộc các đơn vị. Phê duyệt kế hoạch tuyển
dụng công chức năm 2021, tổng số 31 chỉ tiêu tuyển dụng công chức, trong đó: Công chức các sở, ban ngành tỉnh: 13; công
chức các huyện, thị xã, thành phố: 18; Quyết định chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch đối với 07
công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn từ ngạch Chuyên viên sang ngạch Thanh tra
viên, ngạch Chuyên viên chính sang ngạch Thanh tra viên chính theo quy định;
miễn nhiệm Thanh tra viên chính đối với 01 công chức do chuyển công tác khác
không còn làm nhiệm vụ của thanh tra; Quyết
định tiếp nhận vào công chức để bổ nhiệm tổng 37 người. Quyết
định tiếp nhận, điều động tổng số 13
người.
Cải
cách tài chính công: Giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan
hành chính nhà nước khối tỉnh năm 2021; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh năm 2021. Ngoài
ra, còn duyệt dự toán đặt hàng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước năm 2021 cho một số lĩnh vực: thông tin truyền thông; dịch vụ
công sở tại trụ sở khối liên cơ quan; dịch vụ đào tạo, huấn luyện vận động viên sử dụng
ngân sách nhà nước; dịch vụ quan trắc môi trường sử dụng ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh; dịch vụ sự nghiệp công sử dụng gân sách nhà
nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Dịch vụ thông tin tuyên truyền trên
Đài Phát thanh truyền hình tỉnh.
Về
thực hiện ISO trong các cơ quan HCNN: Toàn tỉnh hiện nay đã có 193/193 cơ
quan hành chính nhà nước thực hiện chuyển đổi Phiên bản áp dụng ISO 9001:2008
sang ISO 9001:2015 các cơ quan hành chính nhà nước đều đã thực hiện việc Công
bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015.
Như
vậy sau 01 năm triển khai thực hiện, trong tổng số 18 mục tiêu Đề án có 12 chỉ
tiêu đạt 100% và vượt mục tiêu Đề án, 03 chỉ tiêu đạt trên 70% so với mục tiêu
Đề án, 02 chỉ tiêu đạt trên 50% so với mục tiêu Đề án, 01 chỉ tiêu đạt dưới 50%
so với mục tiêu Đề án. Trong
năm đã huy động được: 17,6 tỷ đồng, đạt 68,48% so với nhu cầu năm, bằng 14,58%
so với cả giai đoạn.
Ngoài những kết
quả đạt được như trên, triển khai thực hiện Đề án số 14 trong năm 2021 còn một
số tồn tại, hạn chế: Chương trình tổng thể CCHC
nhà nước giai đoạn 2021- 2030 của Chính phủ ban hành muộn hơn so với chương
trình cải cách hành chính của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Vì vậy, một số mục tiêu đã
được giao trong Đề án số 14 (Đề án cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2021
- 2025) phải điều chỉnh cho phù hợp để thực hiện tại địa phương. Việc thực hiện số
hóa cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn chậm, phần mềm chuyên ngành của một số bộ,
ngành quản lý chưa chia sẻ dữ liệu, chưa kết nối, liên thông với nhau, dẫn đến
lãng phí, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để tra cứu, thực
hiện, khó khăn cho các địa phương trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh
nghiệp.
Để các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được triển khai toàn diện, bảo đảm
hoàn thành theo kế hoạch đề ra, năm 2022 tập trung, triển khai thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
Cải cách thể chế: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ
trợ, thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích, tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ trong môi trường cạnh
tranh bình đẳng, lành mạnh. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy
bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định
của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành của địa
phương. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Cải cách thủ tục hành chính: Đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý
hồ sơ; số hóa kết quả thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch,
rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, doanh
nghiệp với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục thực hiện niêm yết, công khai thủ
tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện cải cách thủ tục hành chính.
Triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người
dân, tổ chức đối với quy định hành chính.
Cải
cách tổ chức bộ máy: Rà soát, kiện toàn, sắp xếp lại
tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo đồng
bộ, tinh gọn, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương
về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cải
cách chế độ công vụ: Đổi mới phương thức tuyển dụng
công chức, viên chức về quy trình, thẩm quyền, trách nhiệm và có quy định về xử
lý các vi phạm; tổ chức thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản
lý. Ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp,
công nghệ hiện đại trong các hoạt động thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá cán
bộ, công chức, viên chức.
Cải cách tài chính công: Thực hiện tốt các chính sách thuế, phí, lệ phí; Quản lý
chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu
ngân sách nhà nước từ thuế, mở rộng cơ sở
thuế, tăng cường
chống thất thu ngân sách nhà nước. Đẩy
mạnh tự chủ tài chính đối với
cơ quan hành chính. Thực hiện hiệu quả cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng gắn với việc kiểm soát chất lượng đầu
ra của nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ đơn vị sự nghiệp
theo hướng tăng dần tỷ lệ tự chủ về tài chính, giảm dần cấp phát ngân sách nhà
nước trực tiếp, từng bước nâng dần tỷ trọng đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự
nghiệp công cho đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử,
Chính quyền số: Tăng cường đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, xử lý công việc, gửi nhận văn
bản điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng giữa
các cơ quan hành chính nhà nước. Phát huy hiệu quả cổng thông tin điện tử.
Nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước thông qua đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
cho người dân, tổ chức; cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và tổ chức
mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
Rà soát
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án số 14-ĐA/TU
ngày 11/12/2020 cho phù hợp với mục tiêu Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của
Chính phủ.