23/11/2021
Tăng cường giữa gìn và phát huy truyền thống văn hoá, xoá bỏ các tập tục lạc hậu
Lào Cai là một tỉnh đa văn hóa, đa sắc tộc, có truyền thống lịch sử lâu đời với 25 dân tộc anh em sinh sống. Sự đa dạng văn hóa của Lào Cai tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của văn hóa, thể thao, du lịch trong đời sống. Di sản văn hóa truyền thống có giá trị của các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội tiếp tục được tạo chuyển biến tích cực.
Các
hoạt động văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hệ
thống thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn, thôn bản,
khu phố từng bước được xây dựng và củng cố. Đến năm 2020, toàn tỉnh có: 83% hộ gia đình đạt văn hóa, tăng 11% so với năm 2004; 84% tổng số thôn đạt văn hóa, tăng 11% so
với năm 2004; 76% thôn, làng, tổ dân phố đạt văn hóa; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa đạt 95%; có 57/127 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; 85% xã, phường,
thị trấn có nhà văn hóa, 76% xã, phường, thị trấn có khu thể thao đạt chuẩn,
97% thôn bản, tổ dân phố có nhà văn hóa;
có 633 nhà văn hóa xã, thôn được sử dụng vào làm phòng học của Trung tâm học tập
cộng đồng tại các xã.
Việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Tăng cường giải quyết các vấn đề về gia đình, hôn nhân cận huyết thống, tảo
hôn. Năm 2020, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh
Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt: hôn nhân cận huyết thống cơ bản không còn
xảy ra; tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra song đã giảm thiểu, năm 2020 trên địa bàn
tỉnh có 297 trường hợp tảo hôn.
Nhiều
công trình, dự án văn hóa, thể thao, du lịch lớn được đưa vào khai thác,
sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa, thể thao,
du lịch tại địa phương. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn bản
ngày càng hoàn thiện. Các lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật
thể, các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc tiếp
tục được sưu tầm, bảo tồn và phát huy; các di tích lịch sử văn hóa tiếp
tục được nghiên cứu trùng tu, tôn tạo.
Từ 2012, sóng phát thanh, truyền
hình tỉnh được phát trên vệ tinh, diện phủ sóng đạt 100% toàn tỉnh. Đến nay, tỷ
lệ người dân được xem truyền hình đạt 93% và được nghe phát thanh đạt 98%.,
trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình đạt 94.5%, tăng
25% so với năm 2004.
Lĩnh
vực báo chí, xuất bản phát triển đa dạng với các loại hình báo viết, báo nói,
báo hình, báo điện tử cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của nhân
dân, góp phần nâng cao dân trí.
Di
sản văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, gắn bảo tồn văn hóa với phát
triển du lịch, giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 50 di tích
lịch sử văn hóa, danh thắng (cấp quốc gia 21 công trình, cấp tỉnh 29 công
trình); 37 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Bảo tồn, trùng tu, phục dựng
thành công 12 lễ hội đặc sắc, có giá trị của 7 dân tộc tiêu biểu; 7 nghề thủ
công của các dân tộc; xây dựng được trên 10 làng trở thành làng văn hóa du
lịch; trùng tu, tôn tạo 10 di tích thành các điểm thăm quan du
lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc đang bị
mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đang
làm dần bị mai một. Thành phần dân tộc đa dạng, định cư rải rác, tập quán sinh
hoạt, canh tác lạc hậu còn chậm được thay đổi là nhân tố cản trở thực hiện công
tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... Đồng thời tạo cơ hội cho những hoạt
động tệ nạn xã hội và tội phạm hoạt động, hay lôi kéo tham gia vào các hoạt
động truyền đạo trái phép, bạo loạn, lật đổ. Tiếp tục đầu tư hoàn
thiện, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao từ
tỉnh đến cơ sở. Coi trọng việc giữa gìn và phát huy truyền thống văn hoá của các dân
tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới./.
Trịnh Xuân Quyết – Chuyên viên phòng Tổng hợp