Lào Cai tích cực thực hiện Chuyển đổi số
    Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng toàn ngành Thông tin và Truyền thông đã hoàn toàn diện các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm  của tỉnh. 

Ngành Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành trên 30 cơ chế chính sách quan trọng thuộc lĩnh vực ngành quản lý có tính xuyên suốt cho cả giai đoạn 2021 - 2025, tạo tiền đề cho phát triển ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới ngày một phát triển.

Công tác xây dựng Chính quyền điện tử tiếp tục được tăng cường, đã gắn kết công tác xây dựng Chính quyền điện tử với công tác cải cách hành chính giúp tăng cường năng lực, hiệu quả điều hành công việc của các cơ quan quản lý nhà nước: Hệ thống phần mềm Quàn lý văn bản và điều hành, hệ thống Dịch vụ hành chính công được triển khai nhân rộng, đồng bộ kết nối liên thông văn bản điện tử trong và ngoài tỉnh, ký số văn bản 4 cấp hành chính; Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng toàn tỉnh đạt tỷ lệ cao trên 65,08%; cung cấp 58% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 37% mức độ 4 (vượt chỉ tiêu Chính phủ giao tối thiểu 30%).

Đô thị thông minh đã từng bước được triển khai, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, tiến tới sẽ kết nối với các hệ thống thông tin để tích hợp, chia sẻ dữ liệu nhằm tạo ra khả năng khai thác tối đa toàn bộ hệ thống dữ liệu phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng và xóa các vùng lõm không có dịch vụ bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chính quyền và nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và nộp ngân sách, đặc biệt tham gia vào các hoạt động an sinh, xã hội, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thi hành Luật Báo chí, quản lý nội dung thông tin đăng, phát sóng và việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các cơ quan báo chí tại địa phương; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, cung cấp thông tin cho các các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước; đặc biệt là tuyên truyền về đại hội đảng các cấp, tuyên truyền về phòng, chống đại dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn Châu Phi, tuyên truyền về Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ V... Kịp thời tổng hợp tình hình báo chí viết về Lào Cai gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai giải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại theo báo chí phản ánh, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, qua đó đã hạn chế được khủng báo chí trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và kiểm soát thông tin điện tử tạo môi trường lành mạnh, hạn chế thông tin xấu, độc vi phạm quy định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Chuyển đổi số tỉnh Lào Cai vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong cơ quan Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội chưa đồng bộ, tương thích với các cơ quan nhà nước; Năng lực, trình độ công nghệ, tài chính của các doanh nghiệp chưa cao; Hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin chưa được hoàn chỉnh; Việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống/ứng dụng trong nội bộ tỉnh chưa nhiều và khó khăn; Thanh toán không dùng tiền, thương mại điện tử ở mức thấp và tự phát theo xu hướng chung toàn quốc, chưa có yếu tố “dẫn dắt”; Đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trẻ, ham học hỏi, sáng tạo và thích ứng nhanh về công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu, Chưa hình thành nền công nghiệp ICT.

Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế về công tác chuyển đổi số, tỉnh Lào Cai cần tập trung vào một số nhóm giải pháp, nhiệm vụ, cụ thể:

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy hành động. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp…Người đứng đầu các cấp, các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan, đơn vị, địa phương phụ trách; gương mẫu đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chỉ đạo, điều hành, tạo bước chuyển biến về lề lối, phương thức làm việc.

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chính quyền số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin trong tình hình mới. Nâng cao vai trò, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đảm bảo năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Tập trung xây dựng mô hình hoạt động của các Trung tâm điều hành, quản trị thông minh trên cơ sở tổ chức lại bộ máy nhân sự quản lý, vận hành thống nhất, tinh gọn, hiệu quả. Thực hiện lộ trình hợp nhất mô hình quản trị thông minh tập trung gồm chính quyền số, đô thị thông minh, hành chính công điện tử, Trung tâm dữ liệu, an ninh mạng của tỉnh thống nhất giao một cơ quan chuyên môn là Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối quản lý. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, toàn diện cho việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chính quyền số, đô thị thông minh; kiến tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường năng động cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, các định hướng phát triển. Xác định những nội dung Nhà nước phải tập trung đầu tư, quản lý, vận hành, những nội dung có thể xã hội hóa để huy động các nguồn lực và công nghệ của xã hội.

Triển khai đồng bộ hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin với công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất cho công cuộc cải cách hành chính của tỉnh. Đổi mới cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước.

        Bố trí ngân sách địa phương đảm bảo nguồn lực chi cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin theo các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương, các nguồn tài trợ nước ngoài để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Huy động nguồn lực (doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê dịch vụ, hợp tác công tư (PPP), xã hội hóa…). Tăng cường hợp tác với các tập đoàn, công ty lớn về viễn thông, công nghệ tạo nguồn lực cho phát triển chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Đỗ Quang Thắng
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

© Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai

Địa chỉ: Trụ sở khối 1 - phường Nam Cường - Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214.3840.044 Fax: 0214.3840.053

Email: contact-tinhuy@laocai.gov.vn